(Hình ảnh chỉ mang tính minh họa)
Dưới đây là một số đặc điểm về thị trường thực phẩm và thói quen của người tiêu dùng mà các doanh nghiệp nên biết khi xuất khẩu sang Canada.
Mỗi năm Canada chi khoảng 1,4 tỷ USD cho các loại thực phẩm chế biến sẵn, 1,4 tỷ USD cho các loại rau tươi, 1,3 tỷ USD cho quả tươi, 1 tỷ USD cho các loại đồ ăn nhẹ và 900 triệu USD cho các loại đồ uống không có cồn. Là một nước phát triển có thu nhập cao, xu hướng dân số già hóa và tỉ lệ trẻ em thấp đang là những đặc điểm phổ biến tại Canada, những điều này dẫn đến đặc điểm thị trường có nhiều thay đổi trong các gia đình Canada trong vòng 1 thập kỷ qua.
- Hộ gia đình nhỏ, ít nhân khẩu, thậm chí cha hoặc mẹ đơn thân khá phổ biến tại Canada vì thế hàng thực phẩm thường yêu cầu đóng gói nhỏ, dùng 1 lần, dễ mở và dễ đọc nhãn
- Tỉ lệ nhập cư cao khiến Canada khá đa dạng về văn hóa, sắc tộc và vì vậy nhu cầu cho nhiều loại thực phẩm từ khắp nơi trên thế giới khá cao
- Tỉ lệ người già cao nên họ có nhiều thời gian và khá tỉ mỉ trong việc lựa chọn thực phẩm
- Các loại thực phẩm, đồ uống có xu hướng tăng tại Canada gồm: rau, trái cây tươi hoặc đông lạnh, đồ uống nhẹ và đồ uống có cồn, cá, gạo, đồ ăn sáng, ngũ cốc, đậu và các loại hạt. Các loại thực phẩm tăng mạnh trong giai đoạn từ 2008 - 2014 gồm: đồ nướng và gia vị đồ nướng, ngũ cốc, kẹo dẻo, cà phê, nước quả, thực phẩm đông lạnh, mứt, thạch, mì khô và các loại đồ ăn nhẹ.
- Đối với hành vi người tiêu dùng:
+ Người mua hàng Canada vẫn tiếp tục chú trọng vào các loại thực phẩm tươi, ngon, chất lượng cao
+ Nggười tiêu dùng ngày càng quan tâm đến an toàn thực phẩm cũng như giá trị dinh dưỡng, thành phần đối với mỗi loại thực phẩm họ mua, đặc biệt là thực phẩm liên quan đến vấn đề béo phì, rối loạn tiêu hóa, hàm lượng đường...
+ Thực phẩm hữu cơ được ưa chuộng
+ Sự thuận tiện, giao hàng tận nhà, các loại thức ăn nhẹ, có thể sử dụng với lò vi sóng được người tiêu dùng chú ý
+ Người mua hàng Canada cũng quan tâm nhiều về giá các loại thực phẩm