Chung cư helios Tower Vinhomes Gardenia Chung cư Goldmark City The RainBow 8X Dự án Centa Park Tân Bình Vinhomes Central Park Chung cư Century Chung cư Diamond Lotus Lake View Chung cư SSG Tower Chung cư Sunrise City Chung cư The One Sài Gòn Chung cư Centa Park Dự án Goldmark City Chung cư 87 Lĩnh Nam Chung cư 88 Láng Hạ Chung cư Cầu Diễn Chung cư Hải Đăng City Chung cư Imperia 360 Giải Phóng Chung cư Royal City Chung cư Ruby Tower Chung cư Jamona Golden Silk Vinhomes Golden River Chung cư Goldseason Chung cư Goldsilk Complex Dự án The Sun Avenue Thiết kế biệt thự ecopark Thiết kế nội thất royal city Vinhomes Gardenia Vinhomes ba son Vinhomes Gardenia Cầu Diễn Vinhomes Mễ Trì Chung cư 93 lò đúc Dự án Chung cư Goldmark City Chung cư Vista Verde Chung cư Samland Airport Chung cư gamuda the two chung cư tincom city 360 giải phóng Khu đô thị park city Chung cư tây hồ residence Chung cư golden an khánh Chung cư Mon City Căn hộ An Gia Riverside Căn hộ 8X RainBow masteri thảo điền căn hộ full house căn hộ carillon 2 tân phú Chung cư the sun avenue chung cư 283 Khương Trung Chung cư Gemek Premium Goldmark city 36 hồ tùng mậu Chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng HD Mon City Mỹ Đình Chung cư Imperia Garden Dự án 60B Nguyễn Huy Tưởng Vinhomes Liễu Giai chung cư the vetsta Biệt thự Trung Yên Chung cư Anthena Complex Chung cư địa ốc Chung cư Thành An Tower udic riverside 122 vĩnh tuy hacinco complex lê văn lương chung cư green stars Chung cư Kim Lũ Chung cư Mon city chung cư diamond lotus Dự án 69 Thụy Khuê Condotel Grand World căn hộ Vinhomes Ba Son Chung cư The Gold View vinhomes trần duy hưng chung cư vinhomes central park dự án vinhomes gardenia goldseason 47 nguyễn tuân Chung cư GoldMark City Căn hộ saigonres Plaza Căn hộ saigon panorama Central coast đà nẵng Grand World Phú Quốc Biệt thự Premier Village Hoa Phượng Vinhomes Riverside Chung cư Ecolife tây hồ Vinhomes Times city Chung cư Handi resco Hacinco lê văn lương chung cư vp6 linh đàm tân hoàng minh hoàng cầu Anh Đào Vinhomes Riverside Hoa Lan Vinhomes Riverside Chung cư Valencia Chung cư Ecolife Capitol Biệt thự vinpearl Căn hộ phú hoàng anh Cho thuê văn phòng Vinhomes Nguyễn Chí Thanh Dự án King Center Căn hộ Melody Residences

Xưởng sản xuất máy ép cám viên mini chăn nuôi, máy ép cám viên mini cho thỏ, gà, vịt, chim bồ câu. Kho xưởng sản xuất lồng thỏ giá rẻ tại hà nội, lồng chim bồ câu, lồng gà trọi Hướng dẫn phương pháp phục hồi tóc hiệu quả chỉ sau 1 tuần sử dụng Phân phối máy làm cám uy tín, giá rẻ, miễn phí ship hàng toàn quốc Cung cấp lồng công nghiệp chất lượng thép không rỉ, mối hàn chắc chắn

Chung cư an bình city giá tốt, view hồ, tiện ích hiện đại

Những nhóm hàng có tiềm năng tăng xuất khẩu sang Algeria

26/03/2020
Các mặt hàng xuất khẩu chính vẫn là cà phê, kim loại thường, thủy sản, điện thoại, gạo, hóa chất, hạt tiêu…trong đó riêng kim ngạch xuất khẩu cà phê lên đến 110,65 triệu USD.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Algeria năm 2019 đạt 187 triệu USD, giảm 2,6% so với năm 2018. Các mặt hàng xuất khẩu chính vẫn là cà phê, kim loại thường, thủy sản, điện thoại, gạo, hóa chất, hạt tiêu…trong đó riêng kim ngạch xuất khẩu cà phê lên đến 110,65 triệu USD. Trong 02 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria đạt 26,34 triệu USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2019.

 

Cà phê

Cà phê là đồ uống ưa chuộng nhất của người Algeria. Trung bình một người dân tiêu thụ trên 3 kg cà phê mỗi năm. Hàng năm, Algeria nhập khẩu khoảng 130 nghìn tấn cà phê hạt các loại với trị giá 300 triệu USD. Cà phê được nhập khẩu dưới dạng thô (hạt) và được chế biến tại các nhà máy theo thị hiếu của người Algeria. Chủng loại cà phê Robusta chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của Algeria (trên 85%).

Những nước xuất khẩu cà phê chủ yếu cho Algeria là Việt Nam, Bờ Biển Ngà, In-đô-nê-xia, Braxin, Italia. Tổng mức thuế nhập khẩu cà phê vào khoảng 60%.

 Từ nhiều năm qua, cà phê luôn là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Algeria. Thị phần cà phê của Việt Nam thường duy trì ở mức cao nhất chiếm trên 50%.  Năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt của nước ta sang thị trường này đạt 69.405 tấn, kim ngạch 110,65 triệu USD.

Theo đánh giá, Algeria là thị trường vẫn còn dư địa cho cà phê Việt Nam và trong tương lai, cà phê vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta vào thị trường này. Ngoài cà phê xô, doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến, hòa tan có giá trị gia tăng cao hơn.

Gạo

Algeria không sản xuất lúa gạo nên mặt hàng này gần như được nhập khẩu 100%. Số lượng gạo nhập khẩu của Algeria khoảng 100.000 tấn/năm, chiếm trên 1% trong cơ cấu tiêu dùng lương thực của nước này. Về chủng loại, gạo nhập khẩu chủ yếu là loại gạo trắng, hạt dài, 5% tấm.

Về hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với mặt hàng gạo: Thuế hải quan là 5%; thuế VAT: 7%; thuế  đối với ngũ cốc và rau xanh (TCLS): 150 DA/tấn (tương đương 1,5 USD/tấn). Mặt hàng này có mức thuế nhập khẩu khá thấp so với các mặt hàng khác (trung bình khoảng 60%).

Năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Algeria đạt 16.394 tấn, chiếm tỷ trọng khoảng 16%, kim ngạch 6,28 triệu USD, tăng 20,8%. Gạo Việt Nam hiện phải cạnh tranh khốc liệt với gạo các nước Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, Tadjikistan, Uruguay và Trung Quốc.

Theo đánh giá, thị trường này vẫn còn triển vọng cho gạo Việt Nam do người dân đã quen với việc sử dụng gạo của ta. Mặt khác, lượng người lao động Châu Á tại Algeria ngày càng đông, đặc biệt là người Trung Quốc. Riêng số lao động của Việt Nam làm việc cho các nhà thầu Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp và Algeria vào khoảng hơn 1000 người. Điều này sẽ góp phần làm tăng cầu về gạo tại thị trường Algeria.

Hạt tiêu

Nhu cầu nhập khẩu gia vị, đặc biệt là hạt tiêu của Algeria khá cao do nước này không sản xuất được. Năm 2018, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của Algeria vào khoảng 30 triệu USD.

Năm 2019, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam chỉ đạt 992 tấn, kim ngạch 2,16 triệu USD, chủ yếu do giá bán giảm và tình trạng bỏ không lấy hàng tại cảng đến của nhà nhập khẩu Algeria. Hạt tiêu của Việt Nam cũng phải cạnh tranh gay gắt với hàng của các nước Ấn Độ, Pakistan và Pakistan. Triển vọng xuất khẩu cà phê trong những năm tới dự báo sẽ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng do nhu cầu cao và hạt tiêu không nằm trong danh mục hàng phải chịu thuế phòng vệ.

Tinh bột sắn

Nhu cầu nhập khẩu tinh bột sắn của Algeria không lớn. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Algeria chỉ đạt 55.350 USD. Theo số liệu mới nhất của Hải quan Việt Nam, trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này đạt khoảng 300.000 USD, tăng gần 6 lần.

Trái cây

Xuất khẩu trái cây (trong đó chủ yếu là hạt điều) của Việt Nam sang Algeria năm 2018 đạt 1,1 triệu USD. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta đã đạt 2,5 triệu USD, tăng hơn 2 lần. Cho đến nay các mặt hàng như thanh long, nhãn, vải của Việt Nam cũng như của các nước khác chưa có mặt tại thị trường này do khoảng cách xa xôi cũng như khác biệt về thị hiếu tiêu dùng. Algeria chủ yếu nhập khẩu chuối, xoài, cam, táo tươi từ các nước gần gũi về địa lý như châu Âu, châu Phi và tùy theo thời điểm trong năm. Khi vụ thu hoạch các loại trái cây này diễn ra, Chính phủ Algeria sẽ hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước.

Thủy hải sản

Người dân Algeria tiêu thụ ít hải sản, khoảng 5kg cá/năm so với mức trung bình mà Liên hiệp quốc đưa ra là 6,2kg/người/năm. Tuy nhiên xu hướng chuyển sang ăn cá (vì chứa ít cholesterol)  đang ngày một rõ nét, khi kim ngạch nhập khẩu cá nước ngọt của Algeria ngày một tăng. Thêm vào đó là số lượng người nước ngoài đến Algeria đầu tư, lao động cũng góp phần tăng cầu thủy hải sản. Theo Hải quan Algeria, năm 2019, nước này đã nhập khẩu 32.000 tấn thủy hải sản, kim ngạch đạt 84,2 triệu USD. Các nước xuất khẩu chính gồm Tadjikistan, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Ma-rốc.

Thủy hải sản luôn nằm trong tốp 5 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Algeria, với kim ngạch từ 9-10 triệu USD/năm. Năm 2019, giá trị xuất khẩu thủy sản (chủ yếu là cá tra, cá ba sa) đạt 11 triệu USD, tăng 28,5%.

Các sản phẩm may mặc, giày dép

Hàng năm trị giá nhập khẩu mặt hàng may mặc và giày dép ở Algeria là khoảng 235 triệu USD trong đó kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may là khoảng 200 triệu USD và giày dép là 35 triệu USD. Trong khi đó mặc dù dệt may và giày dép đều là các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam nhưng giá trị xuất khẩu hai mặt hàng này sang Algeria mới chỉ đạt lần lượt là 5 triệu USD và 700.000 USD năm 2019.

Hiện tại, hàng dệt may và giày dép của Trung Quốc đang lấn át thị trường Algeria do Trung Quốc nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường bằng việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm rẻ tiền, phù hợp với khả năng chi trả của người dân Algeria.

Vật liệu xây dựng

Hiện tại, Việt Nam chưa xuất khẩu nhiều mặt hàng vật liệu xây dựng sang Algeria mặc dù nhu cầu của thị trường về mặt hàng này là khá lớn (khoảng 1 tỷ USD). Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu khoảng 22 triệu USD (chiếm 2,2%) gồm các mặt hàng nhôm, sản phẩm sắt thép,  cấu kiện nhà lắp ghép.

         Điện thoại di động

Thị trường điện thoại di động tại Algeria mỗi năm ước tính cần 8-10 triệu chiếc. Trước 2018, điện thoại di động và linh kiện (chủ yếu của Sam Sung) là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (bên cạnh cà phê) với kim ngạch khoảng 100 triệu USD/năm. Tuy nhiên sau khi Algeria ban hành lệnh cấm nhập khẩu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đã sụt giảm. Năm 2019, Algeria cho phép nhập khẩu trở lại nhưng áp dụng thuế phòng vệ thương mại bổ sung (bên cạnh thuế hải quan là 70%) nên Việt Nam chỉ xuất được 8,3 triệu USD.

 

                            Hoàng Đức Nhuận

 

               

 
Thương Vụ Việt Nam tại Algeria