Việc xác định thiệt hại được tiến hành trên hai khía cạnh sau:
(i) khối lượng sản phẩm nhập khẩu được bán phá giá và ảnh hưởng của việc này đến giá của sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa nước nhập khẩu;
Cụ thể, về khối lượng sản phẩm nhập khẩu bị điều tra, cơ quan điều tra phải xem xét xem trên thực tế có sự tăng đáng kể (tuyệt đối hoặc tương đối) của hàng nhập khẩu bán phá giá so với mức sản xuất hoặc nhu cầu tiêu dùng tại nước nhập khẩu hay không.
Về tác động của hàng nhập khẩu bán phá giá đối với giá của sản phẩm thông thường (SPTT) tại thị trường nước nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét trên hai khía cạnh:
- hàng nhập khẩu bán phá giá có phải là đã được bán với giá thấp hơn một cách đáng kể so với giá của SPTT tại thị trường nước nhập khẩu hay không?; hoặc
- việc hàng nhập khẩu bán phá giá đó có đúng là đã làm giảm giá của SPTT trên thị trường nước nhập khẩu ở mức đáng kể hoặc ngăn không cho giá tăng đáng kể hay không (điều mà lẽ ra sẽ không xảy ra nếu không bán phá giá hàng nhập đó)?
(ii) hậu quả của việc nhập khẩu này đối với các nhà sản xuất các sản phẩm này của nước nhập khẩu
Hệ quả của việc bán phá giá đối với ngành sản xuất nội địa nước xuất khẩu được xem xét trên một loạt các nhân tố khác nhau của ngành sản xuất đó và những thiệt hại của ngành sản xuất cũng có thể được xem xét ở nhiều dạng khác nhau.