Hoa Kỳ tiếp tục là nước đứng đầu về nhập khẩu nhóm hàng này tính đến hết 6 tháng năm 2019, với kim ngạch đạt 2,25 tỷ USD, tăng trưởng 32,24% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 46,65%. Nhật Bản đứng thứ hai về kim ngạch, ứng với 632,41 triệu USD, tăng 20,02% so với 6 tháng năm 2018, chiếm 13,12%. Đứng thứ ba là Trung Quốc, kim ngạch giảm nhẹ 1,37%, ứng với 543,52 triệu USD 6 tháng năm 2019.
So với 6 tháng năm 2018, thì nhiều thị trường có kim ngạch trên 10 triệu USD có sự tăng trưởng cao về kim ngạch như Lào (tăng 75,55%, ứng với 29,62 triệu USD), Ả rập xê út (tăng 45,25%, ứng với 20,00 triệu USD), Đài Loan (tăng 23,63%, ứng với 40,20 triệu USD), Đức (tăng 17,79%, ứng với 62,50 triệu USD),.. đã góp phần không nhỏ vào con số kim ngạch 4,8 tỷ USD của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Hàn Quốc (giảm 9,70%, ứng với 415,30 triệu USD), Ô x trây lia (giảm 19,93%, ứng với 67,50 triệu USD), Malaysia (giảm 31,82%, ứng với 35,65 triệu USD) là ba nước lớn có sự sụt giảm về kim ngạch.
Theo chu kỳ, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm, nhờ hoạt động xây dựng tại các thị trường xuất khẩu đi vào hoàn thiện, cùng với nhu cầu tu sửa, thay thế thiết bị nội thất tăng mạnh để đón chào năm mới. Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA được ký kết và thực thi, với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, dự báo đây là cơ hội gia tăng xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Eu trong thời gian tới ( trong 10 nước nhập khẩu chính mặt hàng này của Việt Nam thì thị trường Châu Âu có 4 nước).
Số liệu chi tiết về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang các nước tháng 6 và 6 tháng năm 2019 xem tại file đính kèm.