Kim ngạch xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ đạt mức kỉ lục từ trước đến nay với 168,1 tỷ USD, tăng 7,1% trong năm 2018, hỗ trợ giảm thâm hụt thương mại 28,4% xuống còn 55 tỷ USD. Theo số liệu của Hiệp hội các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ, kim ngạch nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2018 cũng giảm 4,6% xuống còn 223,1 tỷ USD. Tỷ lệ xuất kkhẩu so với nhập khẩu tăng 8,2 điểm phần trăm so với năm 2017 đạt 75,3%.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt mục tiêu dài hạn là khôi phục cấu trúc cân bằng trong quan hệ ngoại thương của quốc gia này, với kì vọng tăng tỉ trọng xuất khẩu trong tổng GDP quốc gia. Ngoài ra, quốc gia này còn tăng mạnh tỉ lệ bao phủ về xuất khẩu, năm 2018 Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất khẩu đi 242 thị trường trên toàn thế giới và duy trì sức mạnh quốc gia dựa trên xuất khẩu.
Về quan hệ thương mại với Việt Nam trong năm 2018, theo số liệu của Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), kết thúc năm 2018, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ đạt 2,15 tỷ USD trong đó kim ngạch nhập khẩu đạt 1,84 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu là 308,7 triệu USD. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2018, tổng kim ngạch thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ đạt xấp xỉ 1,7 tỷ USD trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 1,41 tỷ USD (giảm 25,8% so với năm 2017) và kim ngạch nhập khẩu đạt 285,64 triệu USD (tăng 27,6% so với năm 2017).
Trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,41 tỷ USD giảm 25,8% so với năm 2017, các sản phẩm chính thường đóng góp cao vào kim ngạch xuất khẩu như điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; phương tiện vận tải và phụ tùng; gỗ và sản phẩm gỗ, nông sản như cao su, hạt tiêu đều bị giảm sút về kim ngạch xuất khẩu.
Nguyên nhân chính đến từ sự bất ổn của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó đồng tiền Lira của Thổ Nhĩ Kỳ liên tục mất giá do những tác động về chính trị, ngoại giao… Đồng lira mất giá tới hơn 40% so với đô la Mỹ trong cả năm 2018 khiến cho nhu cầu nhập khẩu của các Doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ bị ảnh hưởng nặng nề. Bên cạnh đó các hậu quả kéo theo từ sự mất giá này như lãi suất tăng cao do chính phủ nước này đẩy lãi suất để ngăn chặn sự mất giá đồng Lira, cùng với tình hình kinh tế tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao kéo dài trong vài năm qua cũng làm nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ tăng tưởng chậm, nhu cầu nhập khẩu hàng Việt Nam bị suy giảm. Mặt khác, chính sách thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng cường hạn chế nhập khẩu để cân bằng hơn giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong năm vừa qua. Ngoài ra, việc kim ngạch giảm sút còn đến từ các nguyên nhân khác như các vụ kiện chống bán phá giá, các biện pháp phòng vệ thương mại từ Thổ Nhĩ Kỳ, các nguyên nhân khách quan khác do cung cầu và giá cả thị trường thế giới đối với các mặt hàng.
Các mặt hàng xuất khẩu chính từ Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỹ trong năm 2018
STT |
Sản phẩm |
Kim ngạch xuất khẩu 2018 (USD) |
So với năm 2017 (%) |
Tỷ trọng (%) |
1 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
639.301.548 |
-22,0 |
45,30 |
2 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
247.217.241 |
-52,3 |
17,52 |
3 |
Xơ, sợi dệt các loại |
155.381.934 |
-2,4 |
11,01 |
4 |
Hàng dệt, may |
44.093.607 |
7,3 |
3,12 |
5 |
Cao su |
37.072.277 |
-9,9 |
2,63 |
6 |
Giày dép các loại |
36.749.229 |
5,8 |
2,60 |
7 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
33.631.417 |
-30,3 |
2,38 |
8 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
13.147.770 |
-18,9 |
0,93 |
9 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
10.829.205 |
-31,9 |
0,77 |
10 |
Hàng thủy sản |
8.130.932 |
-2,0 |
0,58 |
11 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
8.012.089 |
22,8 |
0,57 |
12 |
Hạt tiêu |
7.359.608 |
-60,2 |
0,52 |
13 |
Sản phẩm từ cao su |
5.596.839 |
-20,7 |
0,40 |
14 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
4.295.075 |
7,7 |
0,30 |
15 |
Gạo |
2.824.191 |
185,1 |
0,20 |
16 |
Sắt thép các loại |
2.668.825 |
117,0 |
0,19 |
17 |
Chất dẻo nguyên liệu |
1.226.810 |
-51,7 |
0,09 |
18 |
Chè |
784.440 |
-48,1 |
0,06 |
|
Tổng cộng |
1.411.363.502 |
-25,8 |
|
Nguồn: Hải quan Việt Nam
Cụ thể, các mặt hàng xơ sợi dệt các loại là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Thổ Nhĩ Kỳ, đạt kim ngạch cao từ trước năm 2017, chủ yếu là sản phẩm sợi polyester và đã bị Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đánh thuế chống bán phá giá dẫn đến việc kim ngạch xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ đối với mặt hàng này sụt giảm nghiêm trọng. Tuy sau đó, kim ngạch được bù đắp khi có sự chuyển dịch từ nhập khẩu sản phẩm sợi polyester sang sợi bông từ năm 2017 và đến 2018, kim ngạch xuất khẩu sợi bông giảm sút hơn 30% so với năm 2017 đã phần nào ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu chung vào Thổ năm 2018.
Số liệu nhập khẩu các mặt hàng chính từ Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2018
STT |
Mặt hàng |
Kim ngạch nhập khẩu 2018 (USD) |
So với năm 2017 (%) |
Tỷ trọng (%) |
1 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
51.766.802 |
-9,6 |
18,12 |
2 |
Vải các loại |
40.608.206 |
17,4 |
14,22 |
3 |
Dược phẩm |
12.451.583 |
-27,4 |
4,36 |
4 |
Sản phẩm hóa chất |
9.407.636 |
21,5 |
3,29 |
5 |
Quặng và khoáng sản khác |
6.933.231 |
15,9 |
2,43 |
6 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
5.276.671 |
28,8 |
1,85 |
7 |
Nguyên phụ liệu thuốc lá |
2.947.426 |
-7,3 |
1,03 |
8 |
Sắt thép các loại |
1.893.463 |
-1,9 |
0,66 |
Tổng cộng |
285.645.574 |
27,6 |
Nguồn: Hải quan Việt Nam
Bên cạnh đó, sản phẩm nông sản chính xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu là hạt điều và hạt tiêu, là quốc gia có tỉ trọng xuất khẩu cao nhất đối với hai mặt hàng này vào Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, trong khi năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hạt điều vào Thổ tiếp tục tăng cao, theo TUIK, nhập khẩu hạt điều của Việt Nam vào Thổ Nhĩ Kỳ tăng hơn 200% đạt kim ngạch hơn 20,7 triệu USD trong khi hạt tiêu đen xuất vào Thổ Nhĩ Kỳ lại giảm do trong năm 2018, thị trường tiêu đen thế giới có xu hướng chững lại, giá tiêu Việt Nam liên tục ở giá thấp trong năm 2018, nhu cầu thị trường thế giới giảm sút, vì vậy đã phần nào ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu chung đối với mặt hàng này.
Tương tự đối với nhiều sản phẩm khác đã bị đánh thuế chống bán phá giá khác như đá hoa cương (granite), sản phẩm từ gỗ (ván phủ phim), sản phẩm thép (ống thép inox hàn), dây hàn (từ nửa cuối năm 2018)... cũng với nhiều sản phẩm khác như săm lốp xe đạp xe máy,
Về kim ngạch nhập khẩu, trong năm 2018, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Thổ Nhĩ Kỳ đạt 285,6 triệu USD tăng 27,6% so với năm 2017. Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu giảm sút ở một số mặt hàng chính như máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác và dược phẩm nhưng lại tăng trưởng ở hầu hết các mặt hàng khác như vải các loại, sản phẩm hóa chất…
Sự mất giá của đồng Lira Thổ và chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm các cơ hội xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, hàng hóa của Thổ Nhĩ Kỳ khó cạnh tranh được trên thị trường Việt Nam do bất lợi về giá cả, thuế nhập khẩu (cao hơn các nước trong khu vực) và quãng đường và thời gian vận chyển dài.
Trong năm 2019, kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ được dự báo tăng trưởng thấp hơn năm 2018, chỉ ở mức khoảng 1% nên tình hình thương mại giữa hai nước khó có bước tăng trưởng mạnh, tuy nhiên khả năng tăng trưởng là khá chắc chắn do các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ cần nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu và hàng hóa Việt Nam đang nổi lên với giá thành cạnh tranh do chi phí sản xuất thấp hơn các đối thủ cạnh tranh chính. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang dần biết đến Thổ Nhĩ Kỳ với sản phẩm có chất lượng nhưng giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại của châu Âu, đặc biệt trong thời điểm tỷ giá giữa đồng Lira và USD khá ổn định như hiện nay.