Chung cư helios Tower Vinhomes Gardenia Chung cư Goldmark City The RainBow 8X Dự án Centa Park Tân Bình Vinhomes Central Park Chung cư Century Chung cư Diamond Lotus Lake View Chung cư SSG Tower Chung cư Sunrise City Chung cư The One Sài Gòn Chung cư Centa Park Dự án Goldmark City Chung cư 87 Lĩnh Nam Chung cư 88 Láng Hạ Chung cư Cầu Diễn Chung cư Hải Đăng City Chung cư Imperia 360 Giải Phóng Chung cư Royal City Chung cư Ruby Tower Chung cư Jamona Golden Silk Vinhomes Golden River Chung cư Goldseason Chung cư Goldsilk Complex Dự án The Sun Avenue Thiết kế biệt thự ecopark Thiết kế nội thất royal city Vinhomes Gardenia Vinhomes ba son Vinhomes Gardenia Cầu Diễn Vinhomes Mễ Trì Chung cư 93 lò đúc Dự án Chung cư Goldmark City Chung cư Vista Verde Chung cư Samland Airport Chung cư gamuda the two chung cư tincom city 360 giải phóng Khu đô thị park city Chung cư tây hồ residence Chung cư golden an khánh Chung cư Mon City Căn hộ An Gia Riverside Căn hộ 8X RainBow masteri thảo điền căn hộ full house căn hộ carillon 2 tân phú Chung cư the sun avenue chung cư 283 Khương Trung Chung cư Gemek Premium Goldmark city 36 hồ tùng mậu Chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng HD Mon City Mỹ Đình Chung cư Imperia Garden Dự án 60B Nguyễn Huy Tưởng Vinhomes Liễu Giai chung cư the vetsta Biệt thự Trung Yên Chung cư Anthena Complex Chung cư địa ốc Chung cư Thành An Tower udic riverside 122 vĩnh tuy hacinco complex lê văn lương chung cư green stars Chung cư Kim Lũ Chung cư Mon city chung cư diamond lotus Dự án 69 Thụy Khuê Condotel Grand World căn hộ Vinhomes Ba Son Chung cư The Gold View vinhomes trần duy hưng chung cư vinhomes central park dự án vinhomes gardenia goldseason 47 nguyễn tuân Chung cư GoldMark City Căn hộ saigonres Plaza Căn hộ saigon panorama Central coast đà nẵng Grand World Phú Quốc Biệt thự Premier Village Hoa Phượng Vinhomes Riverside Chung cư Ecolife tây hồ Vinhomes Times city Chung cư Handi resco Hacinco lê văn lương chung cư vp6 linh đàm tân hoàng minh hoàng cầu Anh Đào Vinhomes Riverside Hoa Lan Vinhomes Riverside Chung cư Valencia Chung cư Ecolife Capitol Biệt thự vinpearl Căn hộ phú hoàng anh Cho thuê văn phòng Vinhomes Nguyễn Chí Thanh Dự án King Center Căn hộ Melody Residences

Xưởng sản xuất máy ép cám viên mini chăn nuôi, máy ép cám viên mini cho thỏ, gà, vịt, chim bồ câu. Kho xưởng sản xuất lồng thỏ giá rẻ tại hà nội, lồng chim bồ câu, lồng gà trọi Hướng dẫn phương pháp phục hồi tóc hiệu quả chỉ sau 1 tuần sử dụng Phân phối máy làm cám uy tín, giá rẻ, miễn phí ship hàng toàn quốc Cung cấp lồng công nghiệp chất lượng thép không rỉ, mối hàn chắc chắn

Chung cư an bình city giá tốt, view hồ, tiện ích hiện đại

Chính sách phát triển kinh tế của Singapore

15/12/2016

Trong những năm vừa qua, Singapore tập trung vào chính sách thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế từ phát triển những ngành sử dụng nhiều lao động sang phát triển theo hướng đổi mới và tăng năng suất lao động.

 Kể từ năm 2010, Singapore đã triển khai kế hoạch khuyến khích đầu tư vào nâng cao kỹ năng trong lực lượng lao động và các ngành công nghệ sử dụng ít lao động. Đồng thời áp dụng các biện pháp theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào lao động nước ngoài, gia tăng nhiều cơ hội cho người dân Singapore.
Chính sách phát triển kinh tế của Singapore chủ yếu là mở cửa cho thương mại và đầu tư. Thương mại của Singapore (gồm hàng hóa và dịch vụ) đạt gấp 4 lần GDP hàng năm. Trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của Singapore thì gần một nửa kim ngạch xuất khẩu này là hàng tái xuất qua Singapore. Thương mại của Singapore được củng cố bởi hệ thống 21 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương (FTAs) với 32 đối tác. Trao đổi thương mại với các đối tác này chiếm khoảng 80% nhập khẩu của Singapore và 74% xuất khẩu của Singapore năm 2015.
+ Gần đây, Singapore đã kết thúc đàm phán FTAs với EU và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như là Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương (TPP), đều chưa có hiệu lực. Hội nhập khu vực với ASEAN đã hướng tới thiết lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 với mục tiêu là tạo ra một thị trường chung cho tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trong 10 nước thành viên ASEAN.
+ Singapore ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, thúc đẩy tự do hóa thương mại dựa trên nguyên tắc của WTO. Singapore đã tham gia vào những sáng kiến đa phương như mở rộng Hiệp định công nghệ thông tin. Singapore cũng là một trong những nước thành viên đầu tiên của WTO chấp nhận Thỏa thuận tạo thuận lợi thương mại. Singapore đã triển khai thuận lợi hóa thương mại và hệ thống rủi ro hội nhập nơi mà Hải quan chấp thuận các biện pháp thuận lợi hóa thương mại cho doanh nghiệp theo một chương trình 5 cấp độ (từ đơn giản đến phức tạp).
+ Hầu hết tất cả hàng hóa được miễn thuế theo cơ chế áp dụng thuế tối huệ quốc (MFN), trừ 06 dòng thuế (bia và một số loại hàng hóa liên quan đến tinh thần khác) thì phải chịu mức thuế cụ thể. Nói cách khác, chỉ khoảng 70% trong số những mặt hàng bị ràng buộc thuế có mức thế trung bình là 6,9%. Thuế tiêu thụ đặc biệt được tăng lên trong giai đoạn 2013-2015 đối với sản phẩm thuốc lá, đồ uống có cồn và sản phẩm xăng dầu; mức thuế đối với phương tiện đi lại không thay đổi. Quản lý nhập khẩu được duy trì bởi các cơ quan hành chính về y tế, an ninh và môi trường, hoặc dưới các hiệp định và thỏa thuận quốc tế. Ngoài ra, Singapore vẫn duy trì cơ chế quản lý đối với hàng hóa bị cấm nhập khẩu và giấy phép tự động hoặc không tự động.
+ Quản lý xuất khẩu được thực hiện chủ yếu vì lý do y tế, an toàn, an ninh hoặc môi trường hoặc cam kết quốc tế. Singapore không áp dụng thuế xuất khẩu. Để thúc đẩy xuất khẩu, Singapore cung cấp ưu đãi thuế và trợ cấp bảo hiểm để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận tài chính.
Singapore có nhiều chương trình ưu đãi thuế và phi thuế như Tín dụng ưu đãi cho sản xuất và đổi mới (PIC), ưu đãi cho nghiên cứu và phát triển hoặc thành lập trụ sở tại Singapore cũng như các chương trình được thiết kế cho các hoạt động hoặc lĩnh vực đặt biệt như dịch vụ tài chính và hàng hải.
Trong chính sách đầu tư của Singapore chỉ có một số hạn chế đầu tư nước ngoài liên quan đến lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, dịch vụ pháp lý, dịch vụ truyền thông và một số công ty có kết nối với Chính phủ (GLCs). Dòng vốn FDI vào Singapore tăng từ 46,8 tỷ USD năm 2011 lên đến 72,1 tỷ USD năm 2014, chủ yếu ở lĩnh vực dịch vụ tài chính và bảo hiểm (chiếm đến 47,5%).
- Chính sách tiền tệ của Singapore được xây dựng bởi Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) với mục tiêu chủ yếu là coi ổn định giá là cơ sở cho phát triển bền vững. Khuôn khổ chính sách tiền tệ của Singapore tiếp tục tập trung vào tỷ giá hối đoái. Theo hệ thống này, MAS quản lý giá trị đồng đô la Singapore so với một rổ ngoại tệ có trọng lượng thương mại được dấu kín (tỷ giá hối đoái hiệu quả danh nghĩa S$NEER). S$NEER được phép giao động trong một biên độ mục tiêu. Vì vậy, Singapore có cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý. Khi cần thiết, MAS can thiệp vào thị trường ngoại hối so với đồng đô la Mỹ để duy trì S$NEER trong khoảng giao động có biên độ của tỷ giá hối đoái. Trước tình hình suy giảm lạm phát, MAS đã nới lỏng chính sách tiền tệ vào tháng 1/2015 sau khi thắt chặt chính sách tiền tệ năm 2014, bằng cách giảm giá trị của biên độ chính sách S$NEER. MAS tiếp tục giảm nhẹ giá trị S$NEER vào tháng 10/2015 khi đánh giá triển vọng tăng trưởng có chiều hướng yếu đi. Theo IMF, chính sách tiền tệ/cơ chế tỷ giá đối đoái của Singapore sẽ tiếp tục phục vụ tốt cho nền kinh tế. Hệ thống tỷ giá hối đoái không hạn chế thanh toán và chuyển đổi giao dịch tiền tệ quốc tế.
- Các công ty có kết nối với Chính phủ (GLCs) hoạt động ở nhiều lĩnh vực thông qua công ty Temasek. Công ty này quản lý nguồn đầu tư của nó trong những công ty GLCs. Temasek không nhận bất cứ trợ cấp hay sự xem xét đặc biệt nào từ Chính phủ. Singapore không duy trì bất cứ doanh nghiệp nhà nước nào.
- Chính sách cạnh tranh của kinh tế Singapore tương đối mới. Ủy ban cạnh tranh của Singapore (CCS) thành lập năm 2004 đã từng bước củng cố và phát triển. Theo CCS, Singapore đã mở rộng miễn giảm cho các thỏa thuận vận chuyển đến cuối năm 2020.
- Về dịch vụ tài chính, luật của Singapore không phân biệt giữa ngân hàng trong nước và nước ngoài, trừ ngân hàng bán lẻ. Ngân hàng bán lẻ nước ngoài phải chịu sự hạn chế về số lượng cơ sở kinh doanh (chi nhánh và ATMs) mà họ muốn mở. Những ngân hàng bán lẻ nước ngoài hưởng lợi ích từ ưu đãi của Ngân hàng đáp ứng đủ tiêu chuẩn (QFB) được cho phép mở tổng số 25 cơ sở kinh doanh và có thể tham gia vào thỏa thuận chung để chia sẻ một mạng lưới ATM. 10 ngân hàng nước ngoài đã được giải thưởng của QFB.
- Hơn 5000 công ty dịch vụ hàng hải được thành lập tại Singapore, gồm hơn 130 nhóm vận tải đường biển quốc tế, nhiều ngân hàng với danh mục đầu tư vận tải đường biển, công ty môi giới tàu biển, công ty bảo hiểm vận tải biển, công ty luật về hàng hải. Mục tiêu chính sách về hàng hải của Singapore là tăng cường sự cạnh tranh của Singapore như là một trung tâm hàng hải và cảng trung chuyển quốc tế với nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng, được củng cố bởi những chương trình ưu đãi được thực hiện theo nhu cầu của ngành công nghiệp hàng hải. Về vận chuyển hàng không, Chính phủ tiếp tục tích cực đàm phán mở rộng các thỏa thuận dịch vụ hàng không để tăng cường vị thế của Singapore như là một trung tâm hàng không. Một mạng lưới với các thỏa thuận và hiệp định song phương về dịch vụ hàng không với 130 quốc gia, trong đó trên 60 là thảo thuận về bầu trời mở. Sân bay Changi Singapore là một trong những trung tâm hàng không chủ yếu ở Châu Á, hiện đang được mở rộng.
- Trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý, khuôn khổ quy định đã được hiện đại hóa và đã thành lập Cơ quan quản lý dịch vụ pháp lý và Tòa án thương mại quốc tế. Singapore có một cơ chế tự do cho thực hành luật quốc tế và nước ngoài. Việc thực thi luật của Singapore thông qua các công ty luật nước ngoài và luật sư nước ngoài, bị hạn chế theo loại giấy phép. Một giấy phép thực thi luật nước ngoài đạt tiêu chuẩn cho phép thực thi luật của Singapore trong những lĩnh vực được cho phép, cơ bản là luật thương mại. Đến tháng 3 năm 2016, Singapore đã cấp cho 9 công ty luật nước ngoài thành lập dưới cơ chế này.
- Singapore đã trở thành mô hình phát triển trong những thập kỷ qua vì nó đã vươn lên trở thành một nước có thu nhập cao với GDP bình quân đầu người gần 53.000 USD năm 2015. Sự tăng trưởng này dựa trên một cơ chế mở, thương mại và đầu tư minh bạch, sử dụng vị trí của Singapore như là một lợi thế. Ngoài ra, Chính phủ đang từng bước tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng đổi mới và nâng cao năng suất lao động. Gần đây, Chính phủ đã thành lập một Ủy ban Kinh tế tương lai với nhiệm vụ là vạch ra phương hướng chuyển đổi nền kinh tế của Singapore sau năm 2016 và hỗ trợ thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển trong tương lai./.
Thương vụ Việt Nam tại Singapore
 
 
Thương vụ Việt Nam tại Singapore