An toàn thực phẩm: truy xuất nguồn gốc, vệ sinh và kiểm soát
Yêu cầu quan trọng nhất đối với gạo là đảm bảo an toàn cho tiêu dùng. An toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc cần được ưu tiên hàng đầu. Việc không tuân thủ có thể dẫn đến việc nhập khẩu tạm thời bị ngừng hoặc phải kiểm tra chặt chẽ hơn đối với quốc gia xuất xứ. Là nhà cung cấp, cần đảm bảo làm việc theo các hướng dẫn của Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).
Để đảm bảo gạo phù hợp với thị trường châu Âu, cần phải kiểm tra hàm lượng thuốc trừ sâu, chất gây ô nhiễm và vi sinh vật. Ví dụ, ô nhiễm thạch tín đã trở thành mối quan tâm nghiêm trọng ở Liên minh châu Âu (EU), dẫn đến việc đưa ra quy định chặt chẽ hơn vào năm 2016.
Giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu tối đa (MRL) là yêu cầu quan trọng đối với thực phẩm, trong đó có gạo để có thể xuất khẩu gạo vào thị trường châu Âu. Châu Âu là một trong những thị trường nghiêm ngặt nhất về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Thông tin về giới hạn dư lượng tối đa (MRL) đối với thuốc trừ sâu có thể được sử dụng trên lúa tại Cơ sở dữ liệu thuốc trừ sâu của EU. Sử dụng thuật ngữ gạo, lúa gạo (mã số 0500060) hoặc loại thuốc trừ sâu làm thuật ngữ tìm kiếm tương ứng cho gạo. Trong vài năm qua, giới hạn dư lượng một số hóa chất đối với gạo đã được giảm xuống, chẳng hạn như Tricyclazole từ 1mg/kg xuống 0,01mg/kg vào năm 2017 và Buprofezin từ 0,5mg/kg xuống 0,01mg/kg vào năm 2019. Ngoài ra, các yêu cầu MRL đối với gạo hữu cơ và gạo được sử dụng trong thực phẩm trẻ em có yêu cầu rất nghiêm ngặt.
Việc truy xuất nguồn gốc là bắt buộc đối với tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Các nhà kinh doanh thực phẩm phải có khả năng truy xuất nguồn gốc gạo thông qua tất cả các giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối. Các giải pháp sáng tạo mới có thể giúp giải quyết vấn đề này. Ví dụ, Văn phòng Chiến lược và Chính sách Thương mại (TPSO) tại Thái Lan đã thông báo rằng họ sẽ sử dụng công nghệ blockchain để đảm bảo truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm nông nghiệp, bắt đầu từ gạo hữu cơ.
Mức tối đa cho phép của cadmium và asen vô cơ trong các sản phẩm gạo
Chất gây ô nhiễm |
Thực phẩm |
Mức tối đa (mg/kg trọng lượng ướt) |
Cadmium |
Cám, mầm, lúa mì, và gạo |
0,20 |
Arsenic (vô cơ) |
Gạo xay xát chưa đồ (được đánh bóng hoặc gạo trắng) |
0,20 |
Gạo đồ và gạo lứt |
0,25 |
|
Bánh gạo, bánh tráng |
0,30 |
|
Gạo dành cho sản xuất thực phẩm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ |
0,10 |
Nguồn: Quy định (EC) 1881/2006 quy định mức tối đa đối với một số chất gây ô nhiễm trong thực phẩm và Quy định sửa đổi (EU) 2015/1006 quy định mức tối đa của asen vô cơ trong thực phẩm
Yêu cầu chất lượng
Gạo, bao gồm cả gạo đặc sản, được chia thành gạo hạt ngắn, trung bình và dài, tùy thuộc vào kích thước hạt và tỷ lệ chiều dài/chiều rộng.
FAO Codex Alimentarius có Tiêu chuẩn về gạo (2019) áp dụng cho gạo lứt, gạo xay xát, và gạo đồ dùng làm thức ăn cho người và mô tả một số yêu cầu chất lượng tối thiểu. Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng làm hướng dẫn cho thị trường châu Âu. Nó quy định rằng, gạo phải an toàn và phù hợp để làm thực phẩm cho con người và không có mùi, vị bất thường, côn trùng sống.
Các định nghĩa liên quan đến ngành gạo
Loại |
Chiều dài (mm) |
Tỷ lệ chiều dài, chiều rộng |
Gạo hạt dài |
|
|
Loại A |
>6,0 |
>2,0 <3,0 |
Loại B |
>6,0 |
>3,0 |
Gạo hạt vừa |
>5,2 |
<3,0 |
Gạo hạt ngắn |
<5,2 |
<2,0 |
Nguồn: Quy định (EU) 1308/2013
Yêu cầu chất lượng cụ thể và mức tạp chất tối đa
Gạo lứt |
Gạo xay xát |
Gạo lứt đồ |
Gạo xay xát đồ |
|
Độ ẩm |
15% |
15% |
15% |
15% |
Tạp chất có nguồn gốc từ động vật (bao gồm cả côn trùng chết) |
0,1% |
0,1% |
0,1% |
0,1% |
Tạp chất hữu cơ khác như hạt lạ, trấu, cám, mảnh rơm rạ… |
1,5% |
0,5% |
1,5% |
0,5% |
Tạp chất vô cơ như đá, cát, bụi… |
0,1% |
0,1% |
0,1% |
0,1% |
Tấm mẳn (các hạt gãy lọt qua sàng có kích thước lỗ 1,4mm) |
0,1% |
0,1% |
0,1% |
0,1% |
Hạt bị hỏng do nhiệt |
4,0% |
3,0% |
8,0% |
6,0% |
Hạt bị hư hỏng (do ẩm ướt, côn trùng, sâu bệnh…) |
4,0% |
3,0% |
4,0% |
3,0% |
Hạt gạo non |
12,0% |
2,0% |
12,0% |
2,0% |
Hạt phấn (trừ gạo nếp) |
11,0% |
11,0% |
N/A |
N/A |
Hạt đỏ (có hạt màu đỏ) |
12,0% |
4,0% |
12,0% |
4,0% |
Hạt sọc đỏ |
N/A |
8,0% |
N/A |
8,0% |
Hạt đen nâu (có bề mặt đen hoặc nâu sẫm) |
N/A |
N/A |
4,0% |
2,0% |
Mức khuyến nghị tối đa cho các loại gạo khác:
|
2,5% N/A N/A 1,0% |
0,3% 1,0% N/A 1,0% |
2,5% N/A 2,0% 1,0% |
0,3% 1,0% 2,0% 1,0% |
Nguồn: FAO Codex Alimentarius Standard cho gạo (2019)
Việc xay xát lúa gạo sau thu hoạch luôn dẫn đến một số hạt bị vỡ; tỷ lệ hạt gãy càng cao thì giá càng giảm do chất lượng bị coi là kém hơn. Tính nguyên vẹn của hạt gạo được xác định theo các thuật ngữ khác nhau như được nêu trong dưới đây. Thông thường đối với gạo có một tỷ lệ nhất định của hạt bị vỡ; ví dụ: "Gạo 5%" cho biết 5% các hạt bị hỏng.
Định nghĩa về tính toàn vẹn của gạo
Hạt nguyên |
Không vỡ |
Gạo nguyên |
>/= 75% hạt nguyên |
Tấm lớn |
50-75% hạt nguyên |
Tấm trung bình |
25-50% hạt nguyên |
Tấm nhỏ |
<25% hạt nguyên, nhưng >1,4mm |
Quy định số 1308/2013 của Ủy ban châu Âu cũng đưa ra tiêu chuẩn cho lúa gạo, cụ thể:
Hạt bạc phấn thuộc mã CN 1006 10 27 và 1006 10 98 |
1,5 % |
Hạt bạc phấn thuộc mã CN khác ngoài hai mã trên |
2,0 % |
Hạt sọc đỏ |
1,0 % |
Hạt có đốm |
0,50 % |
Hạt có màu |
0,25 % |
Hạt vàng |
0,02 % |
Hạt xanh non |
0,05 % |