Chung cư helios Tower Vinhomes Gardenia Chung cư Goldmark City The RainBow 8X Dự án Centa Park Tân Bình Vinhomes Central Park Chung cư Century Chung cư Diamond Lotus Lake View Chung cư SSG Tower Chung cư Sunrise City Chung cư The One Sài Gòn Chung cư Centa Park Dự án Goldmark City Chung cư 87 Lĩnh Nam Chung cư 88 Láng Hạ Chung cư Cầu Diễn Chung cư Hải Đăng City Chung cư Imperia 360 Giải Phóng Chung cư Royal City Chung cư Ruby Tower Chung cư Jamona Golden Silk Vinhomes Golden River Chung cư Goldseason Chung cư Goldsilk Complex Dự án The Sun Avenue Thiết kế biệt thự ecopark Thiết kế nội thất royal city Vinhomes Gardenia Vinhomes ba son Vinhomes Gardenia Cầu Diễn Vinhomes Mễ Trì Chung cư 93 lò đúc Dự án Chung cư Goldmark City Chung cư Vista Verde Chung cư Samland Airport Chung cư gamuda the two chung cư tincom city 360 giải phóng Khu đô thị park city Chung cư tây hồ residence Chung cư golden an khánh Chung cư Mon City Căn hộ An Gia Riverside Căn hộ 8X RainBow masteri thảo điền căn hộ full house căn hộ carillon 2 tân phú Chung cư the sun avenue chung cư 283 Khương Trung Chung cư Gemek Premium Goldmark city 36 hồ tùng mậu Chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng HD Mon City Mỹ Đình Chung cư Imperia Garden Dự án 60B Nguyễn Huy Tưởng Vinhomes Liễu Giai chung cư the vetsta Biệt thự Trung Yên Chung cư Anthena Complex Chung cư địa ốc Chung cư Thành An Tower udic riverside 122 vĩnh tuy hacinco complex lê văn lương chung cư green stars Chung cư Kim Lũ Chung cư Mon city chung cư diamond lotus Dự án 69 Thụy Khuê Condotel Grand World căn hộ Vinhomes Ba Son Chung cư The Gold View vinhomes trần duy hưng chung cư vinhomes central park dự án vinhomes gardenia goldseason 47 nguyễn tuân Chung cư GoldMark City Căn hộ saigonres Plaza Căn hộ saigon panorama Central coast đà nẵng Grand World Phú Quốc Biệt thự Premier Village Hoa Phượng Vinhomes Riverside Chung cư Ecolife tây hồ Vinhomes Times city Chung cư Handi resco Hacinco lê văn lương chung cư vp6 linh đàm tân hoàng minh hoàng cầu Anh Đào Vinhomes Riverside Hoa Lan Vinhomes Riverside Chung cư Valencia Chung cư Ecolife Capitol Biệt thự vinpearl Căn hộ phú hoàng anh Cho thuê văn phòng Vinhomes Nguyễn Chí Thanh Dự án King Center Căn hộ Melody Residences

Xưởng sản xuất máy ép cám viên mini chăn nuôi, máy ép cám viên mini cho thỏ, gà, vịt, chim bồ câu. Kho xưởng sản xuất lồng thỏ giá rẻ tại hà nội, lồng chim bồ câu, lồng gà trọi Hướng dẫn phương pháp phục hồi tóc hiệu quả chỉ sau 1 tuần sử dụng Phân phối máy làm cám uy tín, giá rẻ, miễn phí ship hàng toàn quốc Cung cấp lồng công nghiệp chất lượng thép không rỉ, mối hàn chắc chắn

Chung cư an bình city giá tốt, view hồ, tiện ích hiện đại

Thị trường bán lẻ: Cuộc "so găng" nội..ngoại

09/05/2016
Sự đổ bộ của các nhà các nhà bán lẻ ngoại từ Nhật Bản, Hàn Quốc và gần đây nhất là việc Central Group (Thái Lan) thâu tóm Big C thực sự đang gây sức ép lớn lên các doanh nghiệp trong nước.
Sự đổ bộ của các nhà các nhà bán lẻ ngoại từ Nhật Bản, Hàn Quốc và gần đây nhất là việc Central Group (Thái Lan) thâu tóm Big C thực sự đang gây sức ép lớn lên các doanh nghiệp trong nước.

Cuộc đổ bộ của doanh nghiệp bán lẻ ngoại

Ngày 29/4 vừa qua, tập đoàn Casino (Pháp) công bố bán chuỗi siêu thị Big C ở Việt Nam cho tập đoàn Central Group (Thái Lan). Theo đó, tập đoàn của tỷ phú Thái Lan Chirathivat đã chi 1,14 tỷ USD để chính thức làm chủ Big C Việt Nam với hệ thống gồm 32 siêu thị, đại siêu thị và trung tâm thương mại trải dài trên nhiều tỉnh thành; 10 cửa hàng thực phẩm tiện lợi và trang thương mại điện tử Cdiscount.vn tại Việt Nam. Central Group chính là doanh nghiệp  đang nắm  49% cổ phần công ty sở hữu chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim. Cuối năm 2015, tập đoàn này cũng mua cổ phẩn của Lan Chi Mart, doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực siêu thị hiện đại tại nông thôn - một phân khúc thị trường vốn được xem là của các nhà bán lẻ trong nước.

Central Group không phải là doanh nghiệp ngoại duy nhất đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Trước đó đã có hàng loạt những “ông lớn” trong ngành bán lẻ tham gia vào thị trường Việt như Aeon Mall (Nhật Bản); Lotte (Hàn Quốc), Berli Jucker (Thái Lan)...Con số thống kê cho thấy, trong số 8 doanh nghiệp thâu tóm hệ thống phân phối tại Việt Nam thì có đến 3 doanh nghiệp Nhật Bản, 3 doanh nghiệp Thái Lan, 1 doanh nghiệp Hàn Quốc và 1 doanh nghiệp Hồng Công (Trung Quốc). Những doanh nghiệp bị thâu tóm chủ yếu là hệ thống bán lẻ như siêu thị Citimart, Fivimart, Trần Anh, Diamond Plaza, Indochina Plaza Hà Nội, Pico và Metro.

Thị phần chuỗi bán lẻ hiện đại Việt Nam hiện nay mới đạt mức 25%. Con số này thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực khu vực châu Á như Thái Lan (34%), Malaysia (60%), Phillippines (33%) Singapore ( 90%)... Bên cạnh đó, đến năm 2018 thuế suất nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng đều giảm mạnh, đặc biệt với Hiệp định thương mại ASEAN (ATIGA), thuế hầu hết các mặt hàng đều giảm về 0% và mức thuế suất cao nhất chỉ là 5%, nên các nhà đầu tư ngoại không bỏ lỡ cơ hội nhảy vào cuộc đua chiếm lĩnh thị phần bán lẻ tại Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân các thương vụ M&A trong lĩnh vực bán lẻ diễn ra rầm rộ thời gian qua.

Những cuộc đổ bộ rầm rộ của các doanh nghiệp ngoại đang khiến nhiều người lo lắng số phận các doanh nghiệp nội sẽ ra sao trong cuộc cạnh tranh ngay chính trên sân nhà.

Doanh nghiệp Việt gặp khó?

Thị trường bán lẻ đang duy trì 2 loại hình chính là bán lẻ hiện đại và bán lẻ truyền thống. Bán lẻ hiện đại tập trung ở các siêu thị, trung tâm thương mại và các cửa hàng tiện ích, chuyên doanh. Bán lẻ truyền thống là các chợ, cửa hàng nhỏ lẻ. Giá trị thị trường bán lẻ hiện đại đang chiếm 25% giá trị thị trường, 75% còn lại thuộc về các kênh khác.

Nhưng một thực tế không thể phủ nhận là hình thức bán lẻ hiện đại đang tăng nhanh do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa tại Việt Nam. Cả nước hiện có hơn 700 siêu thị, 132 trung tâm thương mại. Theo quy hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 1.200 - 1.500 siêu thị (tức là thêm 550 siêu thị so với hiện nay), 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm.

Xét ở thời điểm hiện tại, các nhà bán lẻ trong nước vẫn đang chiếm giữ phần lớn thị trường bán lẻ trong nước. Tuy nhiên, khó có thể nói trước thị phần này sẽ giữ được ổn định khi các nhà đầu tư ngoại đang lấn lướt với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, trong khi các doanh nghiệp trong nước thường thiếu sự gắn kết.

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội từng phát biểu rằng lâu nay các công ty trong nước thường thiếu sự liên kết. Đặc biệt là phong cách làm việc tiểu nông, chụp giật, nay làm mai bỏ của siêu thị Việt sẽ là con dao tự mình hại mình. Trong khi đó các nhà đầu tư nước ngoài với sức mạnh về tài chính cùng với sự khác biệt ở phong cách dịch vụ, chủng loại hàng hóa, sản phẩm... sẽ có khả năng đánh bại doanh nghiệp nội ngay trên sân nhà. Do đó các nhà bán lẻ Việt cần phải tự đổi mới mình để làm cuộc cách mạng cho ngành bán lẻ trong đó việc quản trị doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh là thước đo sống còn cho sự tồn tại của doanh nghiệp.

Trong Hội nghị “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển của kinh tế đất nước” mới đây tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Diệp Dũng, Chủ tịch của Hợp tác xã Thương mại Saigon Co.op cũng nêu ý kiến cho rằng các doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn non trẻ, đang đối mặt với nhiều cơ hội cũng như thách thức. Dù đã có những lộ trình bảo vệ doanh nghiệp trong nhưng việc cụ thể hóa để bảo vệ doanh nghiệp nội còn chậm. Theo đó, ông Dũng đề nghị Chính phủ có giải pháp bảo vệ thị phần doanh nghiệp bán lẻ trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế; Xây dựng chiến lược quốc gia phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam; Xây dựng phát triển nhóm 20 doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có thực lực, sẵn sàng cạnh tranh; cải tiến quy định về mua bán sáp nhập; ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp đối với doanh nghiệp bán lẻ…

Theo ông Đặng Trần Hải Đăng, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phân tích, Công ty Chứng khoánNgân hàng Công thương, quy mô thị trường bán lẻ năm 2015 đạt 102 tỷ USD và dự kiến đạt 179 tỷ USD sau 5 năm. Theo đó, tốc độ tăng trưởng năm 2015 đã đạt 7,3% và dự kiến đạt 11,9% vào năm 2020. Với nền tảng 93 triệu dân, trong đó có tới 60% là người tiêu dùng trẻ, ngành bán lẻ Việt Nam đang rất hấp dẫn. Tuy nhiên, bước vào cuộc cạnh tranh sòng phẳng khi hàng loạt các hiệp định thương mại có hiệu lực, các doanh nghiệp nội có giữ được thị phần trên chính sân nhà hay không vẫn đang là bài toán khó.
Trần Lan
Nguồn: Báo Công Lý